Chúng ta đều biết rằng gỗ là một trong những nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất giấy công nghiệp. Ngoài ra các sản phẩm đã qua sử dụng từ giấy cũng được coi là nguyên liệu trong quy trình sản xuất giấy tái chế. Nhưng chung quy lại thì gỗ vẫn được coi là nguồn nguyên liệu chính và chủ đạo trong quy trình sản xuất giấy hiện nay.
Các loại gỗ được dùng trong sản xuất giấy chủ yếu là gỗ thông, gỗ bạch đàn, gỗ keo, gỗ vân sam… Đây là một trong những loại gỗ phổ biến ở Việt Nam có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt, thích hợp với nhiều địa hình và khí hậu Việt Nam.
Trước sự khan hiếm về tài nguyên thì việc trồng rừng và canh tác luân canh được coi là giải pháp của ngành lâm nghiệp hiện nay nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên rừng cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất giấy tại Việt Nam. Ngoài ra bà con ở các tỉnh miền núi cũng như đồng bằng trung du cũng tăng cường trồng rừng để nhằm mục đích phủ xanh đồi trọc cũng như cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất giấy.
Ngoài ra người ta còn sử dụng thêm nguyên liệu khác như bã mía, gỗ tre… trong quy trình sản xuất giấy từ bã mía, quy trình sản xuất túi giấy…
Nhìn chung quy trình sản xuất giấy vệ sinh, quy trình sản xuất giấy kraft… đều trải qua các công đoạn dưới đây.
Những cây gỗ đạt độ tuổi khai thác sẽ được tập trung về nhà máy sau đó sẽ được cho lên máy cắt khúc và tách vỏ. Vỏ gỗ sau đó được tận dụng làm chất đốt còn khúc gỗ thì sẽ được xử lý qua nhiệt để loại bỏ tạp chất giúp cho bột giấy đạt được độ tinh khiết cao. Và các khúc dăm gỗ được đưa đi nghiền nhỏ tạo thành bột gỗ.
Giai đoạn sơ chế gỗ khai thác sẽ gắn với việc xử lý luôn bột gỗ để đảm bảo cho ra sản phẩm giấy chất lượng nhất.
Xử lý cơ học: Bột gỗ mài trắng thì được mài từ gỗ đã bóc vỏ trong các máy mài gỗ, ngoài ra còn có bột gỗ mài nâu được tạo từ các cuống cây thấm nước trong các nồi nấu trước khi mài, bột gỗ nhiệt cơ thì được sản xuất từ gỗ phế liệu băm nhỏ hay từ xưởng cưa và trải qua quá trình nhiệt cơ và nghiền.
Xử lý hóa học: Các mảnh gỗ sẽ được nấu từ 12-15 tiếng và tách ra khỏi phần cứng và sau khi hoàn tất quá trình nấu bột giấy sẽ được tẩy trắng ( có Clo hoặc không có Clo) tùy từng mục đích sử dụng của giấy, tuy nhiên loại giấy có Clo sẽ ít được sản xuất hơn.
Sau khi bột giấy được xử lý sẽ chuyển sang một máy làm giấy lớn và thông qua hộp đổi chiểu bột giấy được lọc qua lưới thép di chuyển để loại bỏ lượng nước dư thừa.
Ở bước này các sợi làm giấy sẽ được trải ra và tạo thành một tấm màng mỏng và tiến hành định hình giấy. Sau đó các tấm màng mỏng sẽ được di chuyển với tốc độ cao vào khu vực nén ép nước. Có hơn 50% lương nước được vắt ra và 90% số lượng nước đó được tái chế và sử dụng.
Giấy sau khi ép và loại bỏ được sẽ trải qua tiếp công đoạn sấy khô trên bình khí chất liệu gang. Bước cuối cùng của quy trình sản xuất giấy chính là cán phẳng. Việc cán phẳng giúp cho giấy được ép mỏng và phẳng hơn đúng với độ dày mong muốn và sau đó cuộn thành các cuộn giấy với kích thước lớn.
Với quy trình sản xuất giấy a4, hay quy trình sản xuất giấy vở học sinh đều không thể thiếu bước hoàn thành đóng gói bao bì. Với quy trình chi tiết ở trên mới chỉ dừng lại ở bước tạo cuộn giấy còn để tạo ra các sản phẩm giấy đẹp mắt, thu hút với nhiều loại kích thước khác nhau người ta sẽ thêm một bước hoàn thành và đóng gói bao bì theo đúng tiêu chuẩn, kích thước và yêu cầu của khách hàng.
Tùy theo từng loại giấy, từng đơn đặt hàng mà giấy sẽ được cắt với các kích cỡ chiều rộng, chiều dài và đóng thành các raem giấy khác nhau. Điển hình như giấy A4 thì sẽ có kích thước lần lượt chiều rộng và chiều dài là 210* 297mm và số lượng từ 400- 500 tờ.
Trên đây là toàn bộ quy trình sản xuất giấy chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng các chia sẻ trên là hữu ích giúp chúng ta hình dung ra quy trình sản xuất các loại giấy gần gũi quen thuộc.
Nếu các bạn đang quan tâm đến ứng dụng khác của giấy như pallet giấy tổ ong thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng nhé.
CÔNG TY TNHH SX-TM CƯỜNG VĨNH PHÁT