Cuong Vinh Phat

Thông tin bổ ích

Giấy dó là gì? Đặc tính, ứng dụng của giấy dó

Nói đến giấy dó chúng ta có thể liên tưởng ngay đến một sản phẩm rất nổi tiếng của Việt Nam đó là tranh Đông Hồ. Ông cha ta từ đời xưa đã tự sản xuất ra giấy dó để viết chữ, vẽ tranh… bằng cách thủ công đó là giã giấy bằng tay. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ giấy dó là gì? Giấy dó là loại giấy được sản xuất ra từ thân cây dó, theo quy trình thủ công dân gian được truyền lại qua các thế hệ đến nay. 

Giấy dó là gì?

Giấy dó là giấy được tạo nên từ phần vỏ cây của cây dó (dó liệt, dó giấy…). Giấy được sản xuất một cách thủ công bằng các phương pháp gia truyền mà ông cha ta để lại. Ở Việt Nam có một vài làng nghề chuyên sản xuất giấy dó. Với ưu điểm vượt trội là có độ bền cao giấy dó thường được ứng dụng để làm tranh Đông Hồ, hay để viết vẽ thư pháp…

Giấy dó là gì

Đặc tính của giấy dó

  • Đặc điểm nổi bật của giấy dó là bền dai, xốp nhẹ và không bị nhòe khi vẽ, viết. Giấy ít khi bị giòn gãy, ẩm nát hay bị mối mọt. 

  • Giấy dó có đặc tính xốp, nhẹ là do cách chế biến, nguyên liệu sử dụng và cách xử lý các nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất. Giấy dó là loại giấy có cấu trúc bên trong dạng sợi,  được cấu tạo bởi nhiều các sợi giấy nhỏ li ti liên kết với nhau như mạng nhện. Các lớp giấy không sắp xếp theo thứ tự ngang dọc nhất định như dệt lụa mà theo kiểu chuyển động đa chiều, brown. So với các loại giấy công nghiệp khác giấy dó có trọng lượng chỉ bằng một nửa.

  • Ở Việt Nam, có làng giấy dó Yên Thái khá được các bạn hàng nước ngoài ưa chuộng nên giấy ở đây xuất khẩu ra rất nhiều nước trên thế giới. Các họa sĩ nước ngoài thường sử dụng giấy dó Yên Thái kết hợp với mực tàu để vẽ tranh cổ điển của phương Đông. Một số bảo tàng ở các nước Châu Âu cũng lấy giấy dó để lót thêm phía sau các bức tranh vẽ. Giấy dó giúp cho các bức tranh không bị ẩm mốc do đặc tính có đặc tính chống ẩm tốt.

  • Về độ bền: giấy dó có độ bền rất cao. Điển hình là ở các bảo tàng hay các trung tâm lưu trữ của quốc gia, những tài liệu sử dụng giấy dó có độ bền cao hơn các loại giấy thông thường. Ở các đình, đền các sắc phong với chất liệu giấy dó vẫn còn tồn tại đến ngày nay, mặc dù trước kia chưa có các phương tiện bảo quản hiện đại như bây giờ.

  • Hút ẩm, thoát ẩm và bắt màu tốt: Vì đặc tính của giấy rất xốp nên có có khả năng bắt màu tốt khi viết hoặc in.

  • Thẩm âm, cách âm, cách nhiệt tốt: giấy có cấu trúc kiểu sợi, đa chiều nên có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

Phân loại giấy dó

Để phân loại giấy dó người ta sẽ dựa vào các yếu tố: chất liệu, đặc điểm, độ dày.

  • Về chất liệu: có 2 loại là giấy dó nguyên chất và giấy dó pha.

  • Giấy dó pha: ngoài việc sử dụng nguyên liệu chính là cây dó, người ta còn trộn thêm các chất độn khác như rơm, rạ. 

  • Giấy dó nguyên chất: Sử dụng hoàn toàn chất liệu từ thân cây dó, không pha tạp các nguyên liệu khác.

  • Về đặc điểm: Giấy dó pha sẽ có chất lượng kém hơn so với các loại giấy dó nguyên chất

  • Giấy dó pha: sẽ có bề mặt giấy thô cứng, dày dặn hơn.

  • Giấy dó nguyên chất: bề mặt giấy bông mịn, mềm mại.

  • Về độ dày:có 2 loại là giấy dó bóc 2 (sử dụng 2 lớp dó chập thành 1 tờ) và giấy dó bóc 4 ( sử dụng 4 lớp dó mỏng chập lại với nhau thành 1 tờ). Khi đó cùng là giấy dó bóc 2 hay bóc 4 nhưng các loại giấy dó pha sẽ dày hơn các loại giấy dó nguyên chất. Tuy vậy nhưng giấy dó nguyên chất vẫn mịn, bền và dai hơn.

Phân loại giấy dó

>>> Có thể bạn quan tâm: Tham khảo báo giá giấy tổ ong mới nhất 2022Quy trình sản xuất giấy dó

Giấy dó là một loại giấy khá nổi tiếng nhưng ít ai biết được cách làm giấy dó ra sao. Để sản xuất ra được giấy dó phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, chỉnh chu.

Quy trình sản xuất giấy dó gồm các bước sau:

  • Bào giấy dó thành từng sợi, sau đó ngâm giấy dó trong nước vôi 3 tháng. Sau khi ngâm sẽ đem đi nấu cách thủy 3 ngày 2 đêm. Nấu đến khi cảm thấy mùi thơm chín nhừ hoặc thấy phần thịt vỏ cây trong lại.

  • Dùng dao bóc bỏ những vỏ đen, sử dụng chày hoặc cối giã nhuyễn đến khi thành bột.

  • Dùng một chiếc rá tre to có đường kính khoảng hơn 1m để đãi sạch phần nước vôi. Ngày nay ở công đoạn này người ta hay sử dụng máy để rút ngắn thời gian cũng như giảm bớt sức lao động.

  • Để tạo độ kết dính người ta sẽ dùng chất nhầy từ cây mò. Hỗn hợp này được gọi là “nhớt gỗ”, sau đó các thợ sẽ pha chúng với nước, độ đặc hay lỏng sẽ phụ thuộc vào loại giấy cần sản xuất.

  • Khi xeo giấy, người ta sẽ sử dụng liềm xeo - đây là một mảnh giang chẻ nhỏ hay một mảnh nứa có kích thước như sợi tăm, sau đó dùng sợi tơ xe đan lại. Thợ xeo sẽ chao đi chao lại ở bể bột dó. Lớp bột dó ở trên liềm chính là giấy dó sau khi công đoạn xeo, bóc, ép, can, phơi, lột giấy kết thúc.

  • Xơ dó được kết lại như mạng nhện tạo nên giấy dó. Sự kết mạng này có tác dụng làm cho giấy rất xốp, nhẹ.

  • Các công cụ sử dụng để sản xuất giấy dó hầu hết bằng tre, gỗ và dùng ánh nắng để làm khô giấy. Chính vì quy trình sản xuất không có chứa axit nên giấy có tuổi thọ rất cao, có thể lưu giữ đến 500 năm.

Ở trong quy trình sản xuất giấy dó công đoạn ép giấy dó là một công đoạn khá quan trọng, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ. Có thể nói để sản xuất ra một sản phẩm giấy dó không hề đơn giản. Bên cạnh sự tỉ mỉ, chính xác cần đòi hỏi sự yêu nghề và phải thật tâm huyết. Người thợ sản xuất phải có tay nghề vững, nắm chắc chuyên môn, am hiểu từng bước trong quy trình sản xuất bởi chỉ cần một công đoạn nào đó sai sót sẽ tạo ra một mẻ giấy không chất lượng, thậm trí lãng phí gây nguyên liệu, hỏng cả mẻ giấy.Ứng dụng của giấy dó là gì?

Giấy dó được sản xuất tỉ mỉ như vậy thì giấy dó dùng để làm gì? Giấy dó cũng giống như các loại giấy thông thường được sử dụng để viết chữ, vẽ tranh… Tuy nhiên, giất dó lại có ứng dụng lớn hơn mà các loại giấy khác không làm được.

Ứng dụng của giấy dó

  • Sử dụng để in sách, ghi chép bằng bút lông, in trên giấy dó 

  • Dùng để vẽ tranh dân gian, điển hình là tranh Đông Hồ.

  • Dùng làm vàng mã, làm quạt, làm đồ chơi trung thu.

  • Làm bao bì

  • Làm giấy chống ẩm.

  • Ứng dụng làm màng loa cho máy thu thanh.

  • Sử dụng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ.

  • Giấy dó viết thư pháp

  • Đèn giấy dó

Tổng kết: 

Bài viết trên đã sơ lược về cách làm giấy dó, những đặc điểm và ứng dụng của giấy dó. Qua đó bạn có thể trả lời được câu hỏi giấy dó làm từ gì? Và biết được giấy dó tranh đông hồ là gì? 

Giấy dó có nhiều ứng dụng như vậy thì mua giấy dó ở đâu? Giấy dó bán ở đâu?

Cường Vĩnh Phát gợi ý cho bạn có thể đến trực tiếp các làng nghề sản xuất giấy dó như làng nghề Yên Thái hoặc tìm mua trên các trang thương mại điện tử.

CÔNG TY TNHH SX-TM CƯỜNG VĨNH PHÁT

  • Văn phòng: Số 313/39, Xa Lộ Hà Nội, Khu Phố 5B, Phường Tân Biên, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai.
  • Nhà máy sản xuất: Lô 399 Cụm Công Nghiệp Suối Sao, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.
  • Điện thoại: 0948 389 399
  • Email: cuong@cuongvinhphat.com
  • Facebook: Cường Vĩnh Phát
Chia sẻ: