Cuong Vinh Phat

Thông tin bổ ích

Giấy nhám là gì? Cấu tạo, phân loại giấy nhám

Giấy nhám là gì?

Giấy nhám hay còn biết đến là một loại giấy mài mòn vật liệu gắn với bề mặt của nó được thiết kế có công năng để chà sát, loại bỏ các bề mặt gồ ghề, xơ cũ. 

Thông qua việc mài mòn của giấy bề mặt vật liệu sẽ mượt mà hơn và cho về trạng thái mới bóng. Bạn có thể dễ bắt gặp giấy nhám trong các ngành như sơn, nghề mộc hay xây dựng. Ngoài tên gọi giấy nhám một số nơi còn gọi là giấy ráp bởi khi sờ vào giấy có bề mặt khá thô ráp nhưng chúng có cấu tạo và công năng khá đặc biệt mà có thể mọi người không hay để ý tới.

Giấy nhám là gì?

Cấu tạo của giấy nhám

Theo Cường Vĩnh Phát tìm hiểu, giấy nhám được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính bao gồm hạt nhám, lớp keo dính và lớp nền trong đó:

  • Hạt nhám còn biết đến là hạt mài được coi là thành phần chính của giấy và tạo nên tên gọi của chúng. Nhờ có các hạt nhám có tác dụng cọ sát, mài mòn mà bạn dễ dàng đánh bay các vết gồ ghề, xơ của vật liệu. Hạt nhám có khá nhiều loại như đá lửa, garnet, Emery, Oxit nhôm, hạt Alumina- Zirconia.

  • Lớp keo dính: Có tác dụng cố định các hạt đá trên lớp nền

  • Lớp nền: Được biết đến với tên gọi giấy hoặc vải. Tùy vào thành phần của lớp nến mà chúng có tên gọi khác nhau. Nếu lớp nền được cấu tạo là giấy thì người ta gọi là giấy nhám, còn cấu tạo lớp vải thì gọi là giấy nhám vải. Nhiệm vụ chính của lớp nền để chứa các hạt nhám.

Phân loại giấy nhám

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy nhám như giấy nhám mịn, giấy nhám chà gỗ, giấy nhám chà tường… Để phân loại và nhận biết các loại giấy nhám có khá nhiều cách.

Dựa vào hình dạng của giấy

Thông qua hình dạng giấy nhám người ta phân chia thành các loại:

  • Giấy nhám vòng: Là loại giấy nhám sản xuất cho máy nhám thùng chuyên để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Máy nhám thùng thường có bề rộng khoảng 600 mm, 900 mm và 1300 mm.

  • Giấy nhám tròn: Là loại giấy nhám có dạng hình tròn và ngoài ra còn có công dụng làm giảm bớt nhiệt năng cũng như kéo dài thời gian gia công và gia tăng chất lượng bề mặt sau khi chà nhám.

  • Giấy nhám tờ: Kích thước phổ biến của loại này thường khoảng 230 x 280 mm chuyên dùng để chà nhám mặt phẳng thủ công hoặc dùng với máy rung cầm tay. Loại giấy nhám tờ được ưa thích và ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sơn đặc biệt sơn PU.

  • Nhám xếp hay còn biết đến với tên giấy nhám cuộn nó chính là một dạng của vải nhám và có hình tròn được cắt ra thành từng miếng rồi xếp lại với nhau.

Dựa theo đặc tính của giấy nhám

Dựa theo các đặc tính của giấy nhám về mặt vật lý hay kết cấu bên ngoài người ta chia giấy nhám thành các loại như:

  • Giấy glasspaper: Hay còn biết đến với tên gọi giấy đá lửa, chúng rất nhẹ có màu vàng, loại giấy này dễ phân hủy và không được sử dụng cho các sản phẩm gỗ.

  • Giấy garnet: Thường có màu nâu đỏ, và được sử dụng trong chế biến gỗ, với lớp cát không dày phù hợp cho chà nhám bước cuối trước khi sơn.

  • Giấy oxide nhôm: Được coi là một loại giấy phổ biến dùng trong chế biến gỗ và được sử dụng trong điện máy đánh nhám. Oxide nhôm bền hơn so với loại giấy garnet nhưng không đạt hiệu quả cao so với giấy garnet.

  • Silicon Carbide: Là một loại giấy màu xám tối hoặc có màu đen. Đây được coi là loại giấy được sử dụng chủ yếu để hoàn thiện kim loại hoặc sử dụng như một chất bôi trơn. Loại giấy này thì không phù hợp với ngành chế biến gỗ.

  • Giấy nhám gạch: Được làm bằng các chất mài mòn bền nhất hiện nay và loại giấy này có công năng loại bỏ bề mặt thô nhám, sần một cách nhanh chóng.

  • Giấy nhám hạt Zircornia: Đây là loại giấy cho độ sắc bén cao và sự bền bỉ tương đối tốt đó là sự kết hợp giữa Aluminium và Silicon và loại này thường có giá thành cao hơn so với các loại giấy khác.

Dựa trên độ cát của giấy

Độ nhám của giấy hay còn biết đến tần suất của hạt nhám chúng chính là tiêu chí để đánh giá độ thô mịn của bề mặt giấy nhám.

Ký hiệu độ nhám còn được gọi là Grit: #, P, A, AA

Grit hay còn gọi là tỷ lệ các hạt mài mòn trên bề mặt giấy nhám. Dựa trên tiêu chuẩn của Grit mà người ta đánh giá chất lượng của giấy. Độ grit càng cao thì số lượng các hạt càng dày và sẽ có độ ma sát lớn.

Dựa trên độ cát của giấy mà người ta phân loại giấy nhám như sau:

  • Giấy nhám thô: P40, P60, P80, P100, P120 là loại giấy phù hợp với việc đánh phá các bề mặt gồ ghề như các mối hàn, gỉ sét, bề mặt gỗ cứng….

  • Giấy nhám trung bình: P150-> P800 thích hợp chà nhám gỗ để chuẩn bị hoàn thiện, và được sử dụng cho giai đoạn đầu của bước đánh bóng bề mặt. Với loại giấy nhám này không thích hợp cho làm sạch các vết bẩn. 

  • Giấy nhám mịn: P từ 1200-> P 2500 với loại giấy nhám này thường được sử dụng để tăng độ bóng cho giai đoạn hoàn thiện vật liệu hay yêu cầu có bóng mịn cao.

  • Giấy nhám siêu mịn: Có P từ 3000 đến P8000: Đây được coi là loại giấy nhám có độ bền, độ nhám rất tốt thường được sử dụng cho các loại vật liệu có yêu cầu về độ mịn, độ bóng đến từng chi tiết. 

Công dụng của giấy nhám

Một trong những yêu cầu cao của kỹ thuật xây dựng và sơn phủ hay mộc đó là sự mài mòn. Giấy nhám có cấu tạo từ các hạt đáp ứng đầy đủ yêu cầu mài mòn vật liệu.

Giấy nhám dễ dàng loại bỏ lớp thô ráp của bề mặt, giúp bề mặt vật liệu phẳng, loại bỏ các lớp sơn cũ, lớp gồ ghề xơ của bề mặt vật liệu.

Bên cạnh đó một trong công dụng hữu hiệu của các loại giấy nhám là để mài vẹt tròn những góc cạnh giúp cho các sản phẩm được tròn đều và đẹp hơn.

Khi nhắc đến giấy nhám bạn không thể bỏ qua các tác dụng như giấy nhám chà sơn xe máy, giấy nhám chà nhựa, giấy nhám mịn chà kim loại, giấy nhám chà sắt…Bởi một trong những công dụng của chúng là giúp đánh bóng bề mặt kim loại rất tuyệt vời.

Sau khi hoàn thành bước đánh bóng người ta sẽ tiếp tục thực hiện các bước sơn, vecni bảo vệ… nhờ đó mà sản phẩm đẹp, bóng, giữ màu, hạn chế mối mọt, rỉ sét.

Cách sử dụng giấy nhám

Thị trường đa dạng các loại giấy nhám với nhiều mức tiêu chuẩn phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Có loại giấy nhám thô, giấy nhám nước, giấy nhám tam giác…với nhiều mức độ hạt khác nhau.

Đối với giấy nhám khô thì bạn chỉ cần sử dụng chúng chà trực tiếp lên bề mặt cần làm phẳng, làm bóng. Còn đối với giấy nhám ướt bạn cần sử dụng nước kết hợp thêm để chà cho hiệu quả cao. 

Một số cách khác với giấy nhám chà ướt bạn có thể nhúng chúng qua nước, làm ướt phần cần chà sau đó dùng giấy chà. Bước cuối cùng là bạn lấy miếng khăn sạch lau những hạt mùn còn sót lại.

Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng giấy nhám

Giấy nhám mua ở đâu? Thực tế có khá nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh sản phẩm giấy nhám bởi giấy nhám thiết thực phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng. Tuy nhiên quá trình sử dụng cũng cần một số lưu ý sau:

  • Chọn loại giấy nhám phù hợp với mục đích sử dụng là việc làm cần thiết tránh lãng phí và đạt hiệu quả sử dụng.

  • Quá trình thao tác thủ công bạn nên trang bị các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, kính chống bụi để đảm bảo an toàn

  • Khi sử dụng giấy nhám với máy chà nhám hãy đảm bảo rằng khớp nối của máy đã đủ chặt để tránh các rủi ro, tai nạn trong quá trình sử dụng.

>>>Có thể bạn quan tâm: những lưu ý khi chọn giấy tổ ong cho thi công, lắp ráp cửa cách âm

Tổng kết

Giấy nhám một loại vật liệu hữu dụng được sử dụng ở nhiều gia đình, ngành công nghiệp mang lại hiệu quả cao mà ít ai để ý tới. Hy vọng rằng các chia sẻ từ Cường Vĩnh Phát giúp bạn hiểu về  giấy nhám là gì, cũng như có thêm thông tin hữu ích về loại vật liệu này.

 

CÔNG TY TNHH SX-TM CƯỜNG VĨNH PHÁT

Văn phòng: Số 313/39, Xa Lộ Hà Nội, Khu Phố 5B, Phường Tân Biên, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai.

Nhà máy sản xuất: Lô 399 Cụm Công Nghiệp Suối Sao, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 0948 389 399

Facebook:  Cường Vĩnh Phát

Chia sẻ: